Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
198 người đã bình chọn
654 người đang online

4 bài học các địa phương lưu ý để phòng, chống COVID-19

Đăng ngày 19 - 02 - 2021
100%

(Chinhphu.vn) - Tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 với các địa phương trên cả nước ngày 19/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ, các địa phương không được chủ quan, lơ là, không nên nghĩ rằng dịch không xảy ra ở địa bàn của mình. Thực tế, dịch có thể xảy ra bất cứ nơi nào, địa điểm nào. Quan điểm phòng chống dịch của Bộ Y tế là "khoanh vùng rộng, lấy mẫu diện rộng, xét nghiệm nhanh, phong tỏa hẹp" để tránh tác động tới người dân.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), chỉ trong hơn 20 ngày qua, tính từ ngày 28/1 đến sáng 19/2, cả nước ghi nhận tổng số 755 ca nhiễm COVID-19 lây cộng đồng.  Trong đó, Hải Dương ghi nhận 575 ca và là ổ dịch lớn nhất cả nước hiện nay. Dịch cũng đang xuất hiện ở 12 tỉnh, thành phố, gồm Quảng Ninh (60 ca), TP HCM (36 ca), Hà Nội (35 ca), Gia Lai (27 ca), Bình Dương (6 ca), Bắc Ninh (5 ca), Điện Biên (3 ca), Hòa Bình, Hưng Yên và Bắc Giang mỗi nơi 2 ca, Hải Phòng, Hà Giang mỗi nơi 1 ca.

Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Y tế dự phòng cho biết, hiện các ổ dịch lớn như ở Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh cơ bản đã được kiểm soát. Các ổ dịch khác như Hải Phòng, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang và Gia Lai không ghi nhận ca mắc trong vòng từ 7 đến 20 ngày qua. Tuy nhiên, tình hình dịch tại Hải Dương có khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc trong thời gian tới, chủ yếu là các ca F1, F2 trong vùng cách ly, phong tỏa.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, đợt dịch lần này phức tạp vì chủng virus có tốc độ lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng cũ, dẫn đến trong thời gian ngắn phát hiện rất nhiều ca nhiễm. Dịch lại bùng phát trong khu công nghiệp, trước và trong dịp Tết nguyên đán khiến độ phức tạp càng cao.

Nhận định "xét nghiệm nhanh, diện rộng là mấu chốt để kiểm soát dịch", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương chuẩn bị phương án xét nghiệm với số lượng mẫu nhiều hơn, rút ngắn thời gian có kết quả, tăng năng suất xét nghiệm, sử dụng phương châm 4 tại chỗ gồm "phát hiện, chẩn đoán, cách ly và theo dõi".

 

"Nếu xét nghiệm chậm là chúng ta đang đuổi theo dịch chứ không phải chặn dịch. Trong khi đó, dịch lần này lây rất nhanh, càng đuổi thì chúng ta sẽ càng đuối", Bộ trưởng nói.

Quan điểm phòng chống dịch của Bộ Y tế là "khoanh vùng rộng, lấy mẫu diện rộng, xét nghiệm nhanh, phong tỏa hẹp" để tránh tác động tới người dân.

Ảnh: VGP/Trần Minh

Nhấn mạnh dịch có thể xảy ra bất kỳ ở đâu, vì vậy để các địa phương không bị động, lúng túng nếu không may xảy ra dịch, Bộ trưởng Y tế lưu ý các địa phương nghiêm túc thực hiện 4 vấn đề sau:

Thứ nhất, các địa phương không được chủ quan, lơ là, không nên nghĩ rằng dịch không xảy ra ở địa bàn của mình. Thực tế, dịch có thể xảy ra bất cứ nơi nào, địa điểm nào. Gia Lai là địa phương tưởng chừng không có ca bệnh nhưng vẫn xảy ra. Một số tỉnh, thành phố khác cũng tương tự.

Thứ hai, cần chuẩn bị tất cả kịch bản khi có dịch. Cụ thể, phải chuẩn bị kịch bản về cách ly, giãn cách. Ví dụ, phải chuẩn bị có kế hoạch trước các cơ sở có thể thực hiện cách ly số lượng F1. Vì thời điểm cách ly F1 sẽ rất đột ngột, số lượng ít hoặc nhiều tùy tình hình. Nếu không có phương án trước, khi thực hiện sẽ rất luống cuống.

“Quan điểm của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế là phải kiên quyết cách ly triệt để, an toàn F1 để tránh lây nhiễm trong cộng đồng. Vì thế, đề nghị các địa phương kiểm tra toàn tỉnh những cơ sở nào có thể sử dụng để cách ly, có kế hoạch, kịch bản cách ly tại khu vực đó về giám sát, điều hành, cung cấp nhu yếu phẩm, theo dõi sức khỏe...”, Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng cũng lưu, các khu cách ly nên có sự phối  hợp chặt chẽ với bên quân đội, để lực lượng quân đội điều hành toàn bộ cơ sở cách ly. Trên thực tế tại các khu cách ly dân sự vẫn xảy ra việc thực hiện chưa nghiêm nên việc lây nhiễm chéo có thể xảy ra trong những khu vực này.

Thứ ba, theo Bộ trưởng, nếu chỉ ít địa phương có dịch thì Bộ Y tế có thể đáp ứng được nhưng nhiều địa phương có dịch thì sẽ rất khó khăn. Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương phải chuẩn bị các phương án xét nghiệm, các kịch bản xét nghiệm nhiều hơn. Phải nâng công suất xét nghiệm trong thời gian rất ngắn, công tác xét nghiệm phải đáp ứng theo mức độ diễn biến của dịch. Đồng thời phải tập huấn cho tất cả các cán bộ y tế trên địa bàn về lẫy mẫu, chia nhỏ để đi lấy mẫu xét nghiệm. Các bệnh viện tại các địa phương cần chủ động xét nghiệm sàng lọc, tuyệt đối không chủ quan.

Thứ tư là chuẩn bị các phương án về cơ sở điều trị bệnh nhân.

Hiền Minh

Ý kiến bạn đọc
    <

    Tin mới nhất

    Đoàn công tác huyện Quỳ Châu, Tỉnh Nghệ An trao đổi, học tập kinh nghiệm một số mô hình phát...(29/03/2024 2:14 CH)

    Trường Tiểu học thị trấn tổ chức Hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ(27/03/2024 1:48 CH)

    Dâng hương tưởng nhớ các liệt sỹ hy sinh tại hang Co Phường(23/03/2024 4:05 CH)

    Huyện Đoàn Quan Hoá tổ chức Hội Thao Cán bộ Đoàn- Hội chủ chốt năm 2024(22/03/2024 8:45 SA)

    Đa dạng hoá sinh kế cho người dân góp phần đưa xã Nam Xuân về đích nông thôn mới(20/03/2024 8:34 SA)

    Hội nghị truyền thông về Phong trào Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả,...(14/03/2024 9:10 SA)

    Quan Hóa: Sẵn sàng tổ chức Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao(13/03/2024 3:31 CH)

      °