Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
154 người đã bình chọn
276 người đang online

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN QUAN HÓA

100%

Bản đồ hành chính huyện Quan Hóa

 

1. Vị trí địa lý

Quan Hóa là huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hóa, thị trấn Quan Hóa cách thành phố Thanh Hóa 134 km theo hướng quốc lộ 15A và quốc lộ 217.

Địa bàn Quan Hóa thuộc vùng núi cao, có địa giới hành chính như sau: Phía tây giáp huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) và huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào). Phía bắc giáp huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) và huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình). Phía đông giáp huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa). Phía nam giáp huyện Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa).

Quan Hóa có diện tích tự nhiên 99.069,88 ha, chiếm 8,8% diện tích tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa, là huyện có diện tích tự nhiên rộng thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa (sau huyện Thường Xuân). Trong lịch sử, Quan Hóa là một trung tâm chính trị - xã hội quan trọng trong lộ trình Tây tiến từ đồng bằng duyên hải Thanh Hóa lên phía Lào, là con đường giao lưu chủ đạo của miền núi xuống miền xuôi với các dòng sông lớn, nhất là sông Mã, sông Luồng và sông Lò làm đường thủy đã được sử dụng từ rất sớm, đường bộ cũng được hình thành dựa theo các lũng núi.

Quan Hóa là điểm giao cắt các tuyến đường quan trọng. Từ Đông sang Tây, là các tuyến đường nối trung tâm Thanh Hóa ngày xưa, qua Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Bá Thước tới miền biên viễn, nối liền với tỉnh Hủa Phăn của Lào. Từ Bắc xuống Nam, là trạm trung chuyển trên con đường từ Sơn La, Hòa Bình theo ngả Vạn Mai để nối xuống vùng đồi núi phía Nam Thanh Hóa và Tây Nghệ An.

Ba con sông: sông Luồng, sông Lò, đặc biệt sông Mã là dòng sông chính, giữ một vai trò quan trọng đối với giao thông đường thủy, không chỉ đối với huyện Quan Hóa, mà còn với tỉnh Thanh Hóa và khu vực nói chung, khi các con sông này trở thành huyết mạch để lưu chuyển hàng hóa giữa miền núi với miền xuôi, từ đồng bằng ven biển Thanh Hóa đến vùng núi cao biên giới Việt - Lào.

Quan Hóa ngày nay, là giao lộ của hai trục giao thông quan trọng. Quốc lộ 15 là trục giao thông huyết mạch của huyện. Quốc lộ 15 nối trung tâm huyện Quan Hóa với miền xuôi Thanh Hóa qua quốc lộ 217. Ở địa phận huyện Cẩm Thủy, quốc lộ 217 cũng giao cắt với đường mòn Hồ Chí Minh, qua đó, còn giúp kết nối Quan Hóa với hệ thống giao thông miền núi dọc dải Trường Sơn, trên con đường thiên lý nối vào miền Nam. Ở hướng ngược lại, quốc lộ 15 nối Quan Hóa với Hòa Bình qua ngả Vạn Mai. Quốc lộ 15 giao cắt với quốc lộ 6 ở Tòng Đậu giúp kết nối Quan Hóa với trục giao thông huyết mạch từ Hà Nội lên Tây Bắc. Quốc lộ 15 còn giúp việc giao thông thuận lợi hơn giữa Quan Hóa với huyện Bá Thước gần kề, men theo khu bảo tồn quốc gia Pù Luông.

Từ trung tâm thị trấn Quan Hóa, quốc lộ 15 còn giao cắt với đường tỉnh lộ, nối Quan Hóa với trung tâm huyện Mường Lát, và mở cửa thông thương với Lào qua cửa khẩu Tén Tằn

Trong lịch sử, địa bàn Quan Hóa là hậu phương quan trọng, là con đường “Tây tiến” của Mặt trận Thượng Lào và chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày nay, vị trí địa lý này đang mở ra nhiều cơ hội để huyện Quan Hóa phát huy tiềm năng, phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Quan Hóa có địa hình núi và chia cắt phức tạp: Hơn 60% diện tích của huyện có độ cao trên 700m. Độ cao tuyệt đối (so với mặt nước biển) từ trên 1.400m (xã Trung Thành, xã Trung Sơn) giảm xuống còn khoảng 200m ở xã Xuân Phú. Nơi có độ cao tuyệt đối lớn nhất Quan Hóa là đỉnh núi Pù Hu ở xã Trung Thành cao 1424m và nơi có độ cao tuyệt đối thấp nhất là thung lũng sông Mã tại xã Xuân Phú chỉ 55m.

Do sự chia cắt khá phức tạp mà phần lớn địa hình Quan Hóa có độ dốc lớn và không có một sơn nguyên hoặc cao nguyên nào. Trên 45% diện tích Quan Hóa có độ dốc trên 25o,, tập trung ở hầu hết các xã phía tây, tây bắc và phía đông của huyện. Những khu vực này thích hợp đối với hoạt động lâm nghiệp và bảo tồn thiên nhiên, không thích hợp cho hoạt động canh tác nông nghiệp, xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi và dân sinh. Các khu vực có độ dốc dưới 25o chiếm tỷ lệ rất thấp và chủ yếu tập trung tại các thung lũng sông Mã, sông Luồng, có thể phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp với điều kiện phải xây dựng ruộng bậc thang để giữ nước, giảm bớt sự rửa trôi các chất dinh dưỡng và chống xói mòn cho đất.

Sự chia cắt phức tạp của địa hình cùng với độ dốc tương đối lớn, tạo nên bức tranh cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mang lại một số lợi ích như xây dựng các công trình cấp nước tự chảy, nhưng cũng là yếu tố gây nhiều khó khăn trong việc đi lại, xây dựng các công trình, tăng chi phí xây dựng. Đặc điểm chia cắt phức tạp của địa hình cũng làm cho thời gian chiếu sáng tại các thung lũng thường ngắn hơn khu vực đỉnh núi và đồng bằng từ 1 đến 2 giờ.

3. Đặc điểm dân cư

Huyện Quan Hóa có năm dân tộc anh em Thái, Mường, Kinh, Hoa, Mông cùng sinh sống, theo niên giám dân số năm 2019, tổng số dân toàn huyện là 30672 người, cụ thể:

Đơn vị

hành chính

Thái

Mường

Hoa

Kinh

Mông

Tổng

Xã Xuân Phú

726 [60%]

360 [29,75%

 

124 [10,25%]

 

1210

[100%]

 

TT Hồi Xuân

959 [29,4%]

176

[5,4 %]

53

[1,5%]

2058 [63,2 %]

 

3261

[100%]

Xã Phú Nghiêm

1115 [96,45%]

15

[1,3%]

 

26 [2,25%]

 

1156

[100%]

Xã Hồi Xuân

2736

[73%]

577

[15 %]

 

401

[11 %]

 

3748

[100%]

 

Xã Thanh Xuân

1527

[51,8 %]

1394 [47,3%]

 

24

[ 0,9 %]

 

2945

[100%]

Xã Phú Xuân

1205 [63,22%]

691 [36,25%]

 

10 [0,53%]

 

1834

[100%]

Xã Phú Lệ

1780

[96,1 %]

36

[1,95 %]

 

36 [1,95%]

 

1852

[100%]

Xã Phú Sơn

1857 [72,06 %]

277 [10,75 %]

 

50

[1,94 %]

390

[15,13%]

2577

[100%]

Xã Phú Thanh

1692

[95,7 %]

18

[1 %]

 

57

[3,3 %]

 

1767

[100%]

Xã Thành Sơn

1358 [55,2%]

1070 [43,5%]

 

30

[1,3 %]

 

2458

[100%]

Xã Trung Thành

1615

[55,94]

1195

[41,39]

 

11

[0,14]

 

2887

[100%]

Xã Trung Sơn

2140 [70,04 %]

852 [27,87%]

 

64

[2,09 %]

 

3056

[100%]

Xã Nam Xuân

1383 [63,7%]

905

[32,2%]

 

98

[4,1%]

 

2386

[100%]

Xã Nam Tiến

471

[14,9 %]

2525 [79,9 %]

 

159

[5%]

 

3162

[100%]

Xã Nam Động

765

[29,14 %]

1639

[62,43%]

 

215

[8,19 %]

 

2625

[100%]

Xã Thiên Phủ

2855

[85%]

335

[10 %]

 

168

[5 %]

 

3358

[100%]

Xã Hiền Chung

2759

[94%]

29

[1 %]

 

145

[5 %]

 

2933

[100%]

Xã Hiền Kiệt

3729 [96,25 %]

1

[0,02 %]

 

142 [3,68%]

 

3874

[100%]

Huyện Quan Hóa

30672

[65,7%]

11996

[25,5%]

49

[0,1%]

3811

[8%]

463

[1%]

47062

[100%]

 

Bảng số lượng dân số theo đơn vị xã, huyện

(niêm giám dân số năm 2019)

Nhìn vào sự phân bố của người Thái ở đơn vị cư dân cấp xã, huyện ở Quan Hóa ngày nay qua bảng số lượng dân cư ở trên, cho thấy, người Thái chiếm một vị thế và số lượng áp đảo hoàn toàn về mặt phân bổ, số lượng dân cư. Có thể nói, từ số liệu thống kê trên, đây là một xứ Thái điển hình, chiếm tới 65,7% (30672 người) trong tổng dân cư toàn huyện (47062 người). Người Thái, ngay nay, có mặt ở mọi xã, và chiếu theo đơn vị cấp xã, về số lượng dân cư của họ chỉ đứng sau các dân tộc người khác ở duy nhất ba xã, thị trấn là thị trấn Quan Hóa nơi mà người Kinh chiếm đông nhất với 2058 người (chiếm 63,2 % tổng dân cư thị trấn), tiếp sau đó là Thái với 959 người (chiếm 29,4% tổng dân cư thị trấn); và hai xã, là nơi người Mường chiếm đông nhất, gồm Nam Tiến, nơi người Mường có 2525 người (chiếm 79,9 % tổng dân cư toàn xã), sau đó là Thái với 471 người (chiếm 14,9 % tổng dân cư toàn xã); và Nam Động nơi người Mường có 1639 người (chiếm 62,43 % tổng dân cư toàn xã), sau đó là Thái với 765 người (chiếm 29,14 % tổng dân cư toàn xã). Ngoại trừ thị trấn Quan Hóa, Nam Tiến và Nam Động, nơi người Thái chỉ chiếm vị thế thứ 2 về mặt số lượng dân cư, thì các đơn vị xã còn lại trong huyện Quan Hóa người Thái bao giờ cũng là đa số, thậm chí, đa số ở mức áp đảo như ở Hiền Chung, Hiền Kiệt, Phú Thanh, Thiên Phủ, Phú Nghiêm, Phú Lệ người Thái chiếm ít nhất từ 85% cho đến 96% tổng dân cư toàn xã.

Từ cái nhìn hiện tại này, nếu soi ngược về quá khứ thì độ bao phủ của cư dân Thái trên nền địa lý huyện còn cao hơn thế nhiều lần. Bởi, người Kinh di dân muộn, chỉ có số lượng đáng kể nửa sau thế kỷ XX trên mảnh đất này. Thị trấn Quan Hóa ngày nay, nơi mà khi xưa vốn thuộc vào sự cai quản trực tiếp của mường Ca Da - mường trung tâm của châu Quan Hóa, thì đấy cũng chính là thủ phủ của đất Thái. Từ đó, cái nhìn đầu tiên về tính chất dân cư của Quan Hóa, một lần nữa phải nhấn mạnh, đây chính là xứ sở mà ấn tượng Thái là chủ đạo về mặt địa - dân cư vùng đất.

Trải qua quá trình phát triển đến nay, vùng đất Quan Hóa đã có 5 dân tộc anh em cùng chung sống. Đó là các dân tộc Thái, Mường, Kinh, Hoa, Mông.

 

4. Tình hình kinh tế xã hội

Theo cáo báo số 564/BC-UBND ngày 06/12/2019 của UBND huyện Quan Hóa về việc báo cáo kiểm điểm chỉ đạo điều hành năm 2019, thì tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:

4.1. Kinh tế tiếp tục duy trì ổn định; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nhiều lĩnh vực đạt khá so với cùng kỳ và kế hoạch

Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) ước đạt 2.391,0 tỷ đồng. Trong đó: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 980,29 tỷ đồng, chiếm 41%, giảm 3% so với CK; Công nghiệp – xây dựng ước đạt 702,94 tỷ đồng, chiếm  29,4%, tăng 2,8% so CK; Dịch vụ ước đạt 707,72 tỷ đồng, chiếm 29,6%, tăng 0,2 % so CK; Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 17,9%, tăng 0,4% so KH;  Thu nhập bình quân đầu người đạt 27,83 triệu đồng, đạt 101,2% KH, tăng 2,73 triệu đồng so CK.

a. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phát triển ổn định, giá trị sản xuất toàn ngành ( theo giá cố định) ước đạt 692,993 tỷ đồng, tăng 10% so CK.

          - Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện: 6.641 ha, đạt 98,46% so CK. Trong đó: DT vụ chiêm Xuân: 4.529 ha, đạt 98,56% KH, bằng 99,08% so CK; DT vụ Thu Mùa: 2.112  ha, đạt 98 % KH, bằng 97,33% so CK; diện tích vụ Đông 413 ha, đạt 103,3% so với KH, bằng 86,4% so CK. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 22.013 tấn, đạt 100,05% KH, bằng 99,8% so CK.

- Chăn nuôi: Tổng đàn Trâu: 8.247 con, bằng 102,39% CK; Tổng đàn Bò: 18.394 con, bằng 107,42% CK; Tổng đàn Lợn: 19.107 con, bằng 94,07% CK; Tổng đàn Gia cầm, thủy cầm: 221.659 con, bằng 100,75% CK; Tổng đàn Dê: 5.512 con, bằng 96% CK. Công tác tiêm phòng được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành công tác tiêm phòng đợt 1, đợt 2/2019. Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2019 trên địa bàn huyện xảy ra bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại 9 xã, thị trấn, với tổng trọng lượng phải thiêu hủy trên  18.000 kg lợn; UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành chức năng, thành lập 08 chốt kiểm soát tại các bản, khu phố của các xã, thị trấn có dịch tả lợn Châu Phi và khoanh vùng, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

- Lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp đạt kết quả tích cực; khai thác tre, luồng ước đạt 16,063 triệu cây, tăng 20,3% so với cùng kỳ; luồng cọc 13,846 triệu cọc, tăng 12% so với cùng kỳ; khai thác nứa  392 tấn, bằng 103,2% so CK; khai thác gỗ các loại 4.764 m3 tăng 141,8% so với CK; củi 210.000 tấn, bằng 118% so CK. Khoanh nuôi tái sinh rừng 821,9 ha, bảo vệ rừng 50.550 ha; trồng mới 290 ha rừng tập trung đạt 100% KH tỉnh giao. Thực hiện phục tráng rừng luồng được 1.800 ha tại các xã Hiền Kiệt, Hiền Chung, Thiên Phủ, Nam Động, Xuân Phú, Nam Tiến, Nam Xuân, Phú Xuân, Thành Sơn và Trung Thành và Phú Lệ. Cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) cho 4 xã Phú Sơn, Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, với diện tích 2.396,6 ha. Trong năm không có cháy rừng; an ninh rừng ổn định.

- Thủy sản:  Sản lượng khai thác và nuôi trồng ước đạt 179,7 tấn, tăng 21,5% so với CK. (khai thác 44,7 tấn, tăng 49,2% so CK, nuôi trồng 135 tấn, tăng 14,4% so với CK).

            - Về công tác thủy lợi và PCTT-TKCN: UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy, phá bỏ ách tắc trên các hệ thống kênh tiêu năm 2019, đảm bảo tưới tiêu và PCTT; UBND huyện tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, nhiệm vụ năm 2019; tổ chức được 01 cuộc diễn tập PCTT và TKCN cấp huyện tại xã Thanh Xuân. Trong năm 2019, xảy ra các đợt thiên tai do mưa dông và bão từ tháng 4 đến tháng 8. Ước thiệt hại trên 15 tỷ đồng.

- Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực; trong năm có 01 xã về đích NTM (xã Phú Nghiêm) và 08 bản (bản Ban, bản Mỏ, bản Tai Giác, bản Sơn Thành, bản Ta Bán, bản Chiềng, bản Chong, bản Chiền Hin), nâng tổng số đơn vị đạt chuẩn NTM toàn huyện là 02 xã và 22 bản;  đến nay số tiêu chí đạt là 248 tiêu chí; bình quân số tiêu chí toàn huyện đạt 14,6 tiêu chí/xã, đạt 76,8%.

b. Sản xuất công nghiệp: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (theo giá cố định) ước đạt 481,714 tỷ đồng, tăng 26,4% so CK. Giá trị xuất khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Duyệt Cường đạt trên 4,7 triệu USD, tăng 11,9% so CK; mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là giấy vàng mã. 

c. Các ngành dịch vụ có bước chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất dịch vụ (theo giá cố định) ước đạt  514,267  tỷ đồng, tăng 22,2% so CK; thị trường hàng hóa nhìn chung ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Công tác quản lý thị trường: BCĐ 389 huyện đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát: 42 vụ. Tổng số tiền thu phạt nộp NSNN trên 57 triệu đồng.

Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách có mức tăng trưởng khá. Doanh thu vận tải hàng hóa, hành khách trong năm ước đạt 41,934 tỷ đồng, tăng 25,5% so với CK. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 214,178 nghìn tấn, khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 6.425,34 tấn/km, tăng 25,3% so với CK; Khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt 231,974 nghìn lượt người, khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt 12.713,9 người/km, tăng 25,7% so CK.

Tổng huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT ước thực hiện đến 31/12/2019 đạt 260 tỷ đồng, đạt 100% so KH, tăng 8,3% so CK; tổng dư nợ ước đạt 390 tỷ đồng, đạt 100% KH, tăng 8,3%so CK; huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện ước thực hiện đến 31/12/2019  là  48,289 tỷ đồng, đạt 83,6% KH; tổng dự nợ các chương trình tín dụng ước đạt trên 247,364 tỷ đồng, đạt 100% KH.

d. Công tác quản lý, điều hành NSNN: Thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 75,2  tỷ đồng đạt  151,8%  dự toán năm,  bằng  106,2% so với cùng kỳ (Thu từ phí thủy điện 54,1 tỷ đồng; Thu từ các sắc thuế và thu khác ngân sách là 21,1 tỷ đồng).Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 553,1 tỷ đồng, đạt 168,08% dự toán năm, bằng 84,2% so CK, (gồm thu bổ sung cân đối 403,8 tỷ đồng; bổ sung có mục tiêu 149,3 tỷ đồng); thu chuyển nguồn và thu kết dư NS 130,4 tỷ đồng. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện là 709,9 tỷ đồng đạt 179,6% dự toán năm, bằng 91,5% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi NS huyện 570,02  tỷ đồng, đạt  185,7% dự  toán  năm, bằng 91,7% so với cùng kỳ ; Chi NS xã  139,9 tỷ đồng đạt  158,5% dự toán năm , bằng 90,6% so CK.

e. Công tác phát triển doanh nghiệp, Ban chỉ đạo huyện đã chỉ đạo quyết liệt việc thành lập mới doanh nghiệp, tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Đến ngày 02/12/2019, thành lập mới 25 doanh nghiệp đạt 100% KH tỉnh giao.

h. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường được tăng cường. UBND huyện tập trung chỉ đạo việc rà soát các dự án có sử dụng đất thực hiện dự án trong năm 2019; tập trung rà soát, hoàn thiện xây dựng bảng giá đất thời kỳ 05 năm (2020-2024) trình thẩm định, phê duyệt; Thực hiện công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019; Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các quyền cho các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện; xây dựng nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030 trên địa bàn huyện, giải quyết kiến nghị của cử tri về mức hỗ trợ ảnh hưởng do mưa bão của cử tri xã Thanh Xuân, xã Trung Sơn; Chỉ đạo khắc phục những tồn tại trong việc sử dụng đất, bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất giấy, bột giấy trên địa bàn huyện và báo cáo kết quả thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.

Về công tác GPMB các dự án: Đã hoàn thành 6/7 dự án do UBND huyện làm chủ tư, còn 01 dự án đang thực hiện (cầu Trung Thành); hoàn thành 3/3 dự án do xã làm chủ đầu tư; 2 dự án do chủ đầu tư khác (đã hoàn thành dự án cây xăng Xuân Phú, đang thực hiện thủy điện Hồi Xuân).

4.2. Về đầu tư phát triển – thực hiện các chương trình dự án:

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều chuyển biến rõ nét. Đến ngày 30/11/2019 đã thẩm định được 78 công trình, với tổng số tiền trên 168 tỷ đồng; kiểm tra, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng 23 công trình. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 512,339 tỷ đồng, đạt 102,4% KH.

-  Về thực hiện các dự án đầu tư: Tổng số công trình, dự án đang triển 145 công trình. Trong đó công trình chuyển tiếp 59 công trình; công trình đầu tư mới 86 công trình, với tổng vốn huy động đầu tư 255,046 tỷ.

- Chương trình 30a hỗ trợ giống 124 con bò cái lai Sind, tập huấn kỹ thuật mở 12 lớp; Chương trình 135 hỗ trợ giống 253 con bò cái lai Sind, 762 con gia cầm; Chương trình NTM hỗ trợ mô hình nuôi cá lồng, dê, bò sinh sản, cây ăn quả, ngô đông; mô hình giảm nghèo hỗ trợ mô hình lợn nái sinh sản, bò lai Sind.

4.3. Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; an sinh xã hội được chăm lo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.

a. Các hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ được đẩy mạnh trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhất là trong chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin, văn bản điện tử. Nhiều thiết bị y tế hiện đại như máy siêu âm màu, máy xét nghiệm sinh hóa máu, máy nội soi và máy gây mê được trang bị, sử dụng hiệu quả tại Bệnh viện đa khoa huyện; nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất; kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu cho lúa nước và phục tráng rừng luồng được áp dụng thành công trên địa bàn huyện.

b. Các hoạt động văn hóa, thông tin tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến nhân dân, gắn với các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, của huyện; chỉ đạo tổ chức thành công lễ hội Mường Ca Da lần thứ 3; Hang Co Phường được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng công nhận Di tích quốc gia; Lễ hội Mường Ca Da được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và phát triển du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng trên địa bàn huyện được quan tâm, gắn với phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm như: Khu du lịch sinh thái Pù Hu, Pù Luông, Hang Phi, bản Hang, Khu di tích lịch sử Khằm Ban, hang Co Phường, Khu bảo tồn Hạt trần quý hiếm Nam Động... Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh; thực hiện Nghị định 122/NĐ-CP ngày 17/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020 có 03 xã; 34 bản, khu phố và 51 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt 58% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; tỷ lệ gia đình văn hóa đến năm 2020 đạt 55%. Phong trào luyện tập thể dục thể thao luôn được quan tâm, tỷ lệ người dân luyện tập TDTT thường xuyên đạt 27%.

Hệ thống phát thanh - truyền hình luôn được tỉnh quan tâm, đầu tư, trang cấp thiết bị để thuận lợi cho công tác thông tin tuyên truyền. Tính đến nay có 11/15 xã đã được trang cấp và lắp đặt mới Đài truyền thanh không dây, còn 4 xã hiện tại đang sử dụng hệ thống truyền thanh có dây được đầu tư đã lâu và xuống cấp là: Thị trấn Hồi Xuân, Nam Xuân, Phú Lệ, Thiên Phủ. Tỷ lệ dân số được phủ sóng phát thanh đạt 98%, tỷ lệ hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam đạt 96%, tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình đạt 98%.

c. Giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 23/3/2017 về “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”. Chất lượng giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, ngành Giáo dục đã điều chỉnh, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học theo hướng giảm điểm trường lẻ, lớp ghép và thực hiện sáp nhập các trường có quy mô nhỏ ở những nơi có điều kiện. Cân đối, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phù hợp với quy định và thực tế tại các đơn vị; đồng thời tuyển mới giáo viên, nhân viên trong biên chế được giao để bổ sung cho các đơn vị thiếu. Chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn từng bước được nâng lên, số học sinh đạt giải các môn văn hóa cấp tỉnh và thi đậu các trường đại học với số điểm cao ngày càng tăng. Giữ vững kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở; phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; trong giai đoạn 2016 - 2020 có 12 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia lên 24 trường, đạt 44,89%. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tiếp tục được quan tâm, dự ước đến hết năm 2020 có các đơn vị: Phú Nghiêm, Thị trấn Hồi Xuân, Thiên Phủ, Phú Lệ được công nhận đạt chuẩn XHHT, đạt chỉ tiêu đại hội đề ra.

d. Công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng lên; cơ sở vật chất y tế tiếp tục được tăng cường, Bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư, nâng cấp, trang bị nhiều máy móc hiện đại, phục vụ công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân; mạng lưới y tế cơ sở không ngừng củng cố phát triển; đến nay 13/15 trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ, đạt tỷ lệ 86,7%. Công tác xây dựng xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, giai đoạn 2016 - 2020, có 7 xã được công nhận đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, nâng tổng số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế lên 13/15 xã, đạt 86,7%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế được quan tâm đúng mức. Duy trì công tác y tế dự phòng, công tác vệ sinh môi trường; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 16%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn dưới 0,9%; tỷ lệ sinh con thứ 3 còn 8,3%, đạt so với mục tiêu đại hội đề ra.

e. Công tác lao động, việc làm và các chính sách người có công, an sinh xã hội được đảm bảo; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được chú trọng; tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng từ 42% năm 2016 lên 50,5% năm 2020, đạt 101% mục tiêu đại hội (mục tiêu 50%). Trong 5 năm đã giải quyết việc làm mới cho 4.075 lao động, đạt 101,9% mục tiêu Đại hội; đưa 310 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 124% mục tiêu đại hội. Các chế độ chính sách cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, BHXH, BHYT và các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện được đẩy mạnh; tổ chức vận động, tiếp nhận và cứu trợ cho những gia đình bị thiên tai và thiếu đói giáp hạt. Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm sâu và có xu hướng bền vững hơn; đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,22% (giảm từ 35,46% năm 2016 xuống còn 9,22% năm 2019); bình quân mỗi năm giảm 6,25%, (nghị quyết đại hội đề ra giảm 5,5%).

4.4. Quốc phòng - an ninh, đối ngoại được tăng cường; an ninh chính trị, an ninh biên giới và trật tự an toàn xã hội luôn ổn định.

a. Công tác quốc phòng được tăng cường, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố vững chắc; duy trì, thực hiện nghiêm chế độ SSCĐ, chủ động nắm bắt tình hình, không để xảy ra bị động bất ngờ. Xây dựng, bổ sung, điều chỉnh kịp thời, triển khai thực hiện có chất lượng kế hoạch quân sự, quốc phòng; xây dựng, quản lý tốt lực lượng DQTV, DBĐV đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Hoàn thành chỉ tiêu giao quân và công tác huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức QP- AN cho các đối tượng hàng năm. Tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2017; Đại hội thi đua quyết thắng và công tác thi đua khen thưởng của LLVT huyện Quan Hóa giai đoạn 2012-2017. Tổ chức, tham gia có chất lượng các hội thi, hội thao ở cấp huyện, tỉnh và Quân khu; đảm bảo tốt công tác hậu cần, kỹ thuật và thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội.

b. Công tác an ninh trật tự, chủ động nắm chắc tình hình, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; tăng cường quản lý nhà nước về an ninh trật tự, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng… qua đó tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; phát hiện, giải quyết kịp thời, hiệu quả tình hình, vụ việc liên quan đến an ninh trật tự và các mâu thuẫn trong nhân dân, không để xảy ra điểm nóng và các vụ việc nổi cộm, phức tạp; tai nạn giao thông được kiềm chế; trên 80% bản, khu phố đạt tiêu chuẩn khu dân cư an toàn về ANTT; công tác cải cách hành chính được chú trọng, giảm phiền hà, nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân.

c. Công tác đối ngoại nhân dân, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân, nhất là các xã, các bản giáp biên thực hiện tốt quy chế biên giới; duy trì mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, truyền thống giữa Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Quan Hóa với huyện Viêng Xay nói riêng, hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn nói chung được duy trì thường xuyên, nhất là trong hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, góp phần làm tăng thêm mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam - Lào. Thường xuyên phối hợp, trao đổi với hai huyện kết nghĩa Quảng Xương, Thiệu Hóa theo tinh thần Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy.

 

Ngô Sĩ Tâm - PCVP HĐND và UBND huyện