Thực hiện các nội dung nhiệm vụ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023. Trong các ngày 01,02/12/2023 UBND huyện Quan Hoá mở lớp tập huấn truyền dạy phương pháp, kỹ năng bảo tồn Lễ hội Mường Ca Da nhằm bảo tồn, trao tuyền cho thế hệ sau thực hành các nghi lễ trong việc tổ chức Lễ hội. Dự Hội nghị tập huấn có đồng chí Phạm Thị Lượng, uỷ viên BCH đảng bộ huyện, PCT UBND huyện. Lãnh đạo các phòng Văn hoá – Thông tin, phòng Dân tộc, chuyên viên phòng Văn hoá – Thông tin, Lãnh đạo, viên chức Trung tâm VHTT – TT và Du lịch, đại diện lãnh đạo UBND, công chức Văn hoá các xã, Thị trấn, Trưởng các bản, Khu phố trên địa bàn huyện…

Đồng chí Phạm Thị Lượng – uỷ viên BCH đảng bộ huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, đồng chí Phạm Thị Lượng – uỷ viên BCH đảng bộ huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, làm gia tăng giá trị du lịch, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm với lịch sử, văn hóa của dân tộc; qua đó gìn giữ truyền thống lịch sử, vun đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Tại hội nghị tập huấn, các đại biểu đã được các đồng chí Giảng viên Trường Đại học Văn hoá thể thao và Du lịch truyền đạt các chuyên đề như: Quản lý lễ hội Mường ca da, huyện Quan hóa. Kỹ năng bảo tồn lễ hội Mường ca Da; Bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội Mường Ca Da và Ông mo Thắng Khu Khằm, Thị trấn Hồi Xuân giới thiệu phần nghi lễ diễn ra tại Lễ hội Mường Ca Da…


Lễ hội Mường Ca Da được diễn ra trong không gian liên quan đến hoạt động của Thượng tướng Thống lĩnh quân Khằm Ban và nghĩa quân của Ông ở Hồi Xuân, cũng là nơi thờ Ông và nghĩa quân.Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Lễ hội Mường Ca Da xưa vẫn được các thế hệ người dân gìn giữ, trao truyền cho đến hôm nay, để từ đó, chúng ta có được sự niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Trân trọng những di sản văn hóa quý giá mà cha ông để lại, đã làm cho các thế hệ sau thêm hiểu, thêm yêu và tự hào về cội nguồn, về quê hương, đất nước.

Để tiếp tục tạo sức sống mới, sự lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ các giá trị của Lễ hội Mường Ca Da trong cộng đồng, trong thời gian tới các cấp Chính quyền và Nhân dân trong huyện cần phối hợp chặt chẽ với ngành Văn hóa cấp huyện và các đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Mường Ca Da. Gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản bằng tâm huyết, bằng tấm lòng, bằng niềm tự hào, bằng nội lực, để các giá trị của Lễ hội Mường Ca Da tiếp tục được gìn giữ, phát triển. Quan tâm xây dựng các chương trình quảng bá, truyền thông sâu rộng, sáng tạo để thúc đẩy sự gắn bó xã hội, nâng cao ý thức về bản sắc và trách nhiệm của người dân từng địa phương. Giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống, các giá trị văn hóa tốt đẹp của Lễ hội Mường Ca Da trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với văn hóa, con người và lịch sử, góp phần đưa di sản thành tài sản, biến tiềm lực thành nguồn lực phát triển kinh tế của địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; đồng thời, phải dành sự quan tâm xứng đáng đối với đời sống của các nghệ nhân am hiểu và tâm huyết với di sản; tạo các điều kiện thuận lợi về môi trường thực hành lễ hội phù hợp với các điều kiện phát triển mới.
Thạch Linh