Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
201 người đã bình chọn
528 người đang online

Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa cuối vụ Thu mùa năm 2017

Đăng ngày 18 - 09 - 2017
100%

Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa cuối vụ Thu mùa năm 2017

                

Thưa…. Hiện nay lúa vụ Thu mùa đang giai đoạn trỗ bông – phơi màu. Đây là giai đoạn cây lúa mẫn cảm với các đối tượng sâu bệnh như: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, chuột, bọ xít dài, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn,... Theo kết quả điều tra của Trạm BVTV cho thấy:  Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 6 tiếp tục phát sinh, phát triển gây hại cục bộ một số diện tích lúa trỗ muộn, diện tích thường xuyên bị hạn. Mật độ phổ biến 100 – 150 con/m2, cao 300 con/m2. Sâu đục thân bướm 2 chấm lứa 5 tiếp tục gây bông bạc rải rác. Tỷ lệ hại trung bình 1 – 1,2% cao 2 – 4%. Bọ xít dài: Gây hại nhẹ rải rác, mật độ trung bình 1,5 – 2 con/m2, cao 10 con/m2. Chuột: Gây hại cục bộ dien tích ven gò đồi, ven làng. Và bệnh khô vằn: Phát sinh gây hại ở một số diện tích lúa cấy dày, bón phân không cân đối, bón thừa đạm. Tỷ lệ hại trung bình 7 – 10%, cao 30%. 

Trước tình hình đó để phòng trừ sâu bệnh hại lúa, đảm bảo cho năng suất, chất lượng cây trồng, UBND huyện quan hóa đã chỉ đạo Trạm bảo vệ thực vật phối hợp với các xã, tăng cường công tác tuyên truyền để bà con nông dân biết về diễn biến phát triển của sâu bệnh từ đó có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Cũng theo Chi cục bảo vệ thực vật huyện quan hóa, trong thời gian từ nay đến cuối vụ mùa, tình hình thời tiết tiếp mưa nắng đan xen tục diễn biến phức tạp, là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại trên lúa, Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại, bảo vệ an toàn sản xuất vụ mùa 2017, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu các đơn vị chuyên môn, Chủ tịch UBND các xã thực hiện một số nội dung như  chỉ đạo cán bộ phụ trách NLN, KNV, trưởng các thôn bản và bà con nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng theo dõi chặt chẽ phát sinh gây hại của một số đối tượng sâu bệnh hại chính sau:  Rầy nâu, rầy lưng trắng: Giai đoạn lúa trỗ bông – đỏ đuôi, khi mật độ rầy từ 750 con/m2 trở lên thì tiến hành phun trừ bằng một trong các loại thuốc có tính tiếp xúc, xông hơi mạnh như: Bassa 50SC, Victory 585 EC, Furacard 550EC... trước khi phun rẽ lúa thành băng rộng 0,8 m và phun trực tiếp vào gốc lúa với lượng nước tối thiểu là 2 bình 16 lít/sào (500m2).

 Sâu đục thân 2 chấm: Phun trừ trên những diện tích có mật độ ổ trứng 0,2 – 0,3 ổ/m2, hoặc phun sau khi bướm rộ 5 -7 ngày bằng các loại thuốc như: Prevathon 5SC, Patox 95SP, Virtako 40WG, …

- Bệnh khô vằn:Khi phát hiện ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh khô vằn: Chevil 5SC, Cavil 50WP, Valicare 8SL, Valivithaco 5SL, ...).

- Bọ xít dài: Phun khi mật độ > 6 con/m2 bằng một số loại thuốc như: Bassa 50EC, Ofatox 400EC,... Lưu ý phun bao vây xung quanh sau đó phun vào giữa theo hình xoắn ốc.

- Chuột: Kiểm tra, khoanh vùng những nơi có mật độ cao, dùng các biện pháp thủ công (hun khói, bẫy kẹp) để hạn chế mật độ. Trường hợp không sử dụng được biện pháp thủ công, sử dụng thuốc diệt trừ chuột nên làm tập trung và đồng loạt mới có hiệu quả cao. Loại thuốc được khuyến cáo: Biorat, Forkeba 20%, Rat - K 2%.

+ Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Cần phun phòng sớm khi bệnh mới chớm xuất hiện (khi phát hiện có giọt dịch vi khuẩn) bằng một trong các loại thuốc: Xanthomix 20WP, Sasa 20WP, Kasumi 2L, Staner 20WP,... phun đều lên lá, phun lại lần 2 sau lần 1 từ 5 – 7 ngày tuyệt đối không bón thêm đạm, không phun thuốc kích thích sinh trưởng hoặc phân bón lá khi lúa đang nhiễm bệnh.

Cùng với đó các xã tăng cường theo dõi, giám sát đồng ruộng, kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng dịch hại. đối với người nông dân cần tuân thủ các nguyên tắc về sử dụng thuốc BVTV như: Đúng nồng độ, liều lượng, đúng cách, đúng lúc; phun thuốc vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát và dùng bình bơm, không sử dụng ống phụt để tăng hiệu quả của thuốc. Cán bộ khuyên nông các xã thj trấn cần tăng cường bám sát đồng ruộng, thực hiện tốt công tác điều tra dự tính, dự báo. Phát hiện sớm, chính xác và khoanh vùng các đối tượng dịch hại. Hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ có hiệu quả, phun bao vây, dập ổ khi đang còn ở diện hẹp.

                HH

 

<

Tin mới nhất

    °