Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
201 người đã bình chọn
312 người đang online

Phát huy truyền thống, sức mạnh cộng đồng trong "đền ơn đáp nghĩa"

Đăng ngày 25 - 07 - 2017
100%

Cách đây 70 năm, thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Vận động tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc” đã họp và nhất trí chọn ngày 27-7-1947 làm “Ngày thương binh toàn quốc”.

70 năm qua, Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7) trở thành ngày truyền thống thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, với nhiều hoạt động thiết thực, giàu tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên của nhân dân.  

Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo đối với thương binh, liệt sĩ, người có công. Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội. Thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công, người tham gia kháng chiến và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” được xác định là nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, các địa phương và cả hệ thống chính trị, góp phần quan trọng giáo dục lòng yêu nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Nhà nước, của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội... công tác chăm sóc thương binh, liệt sĩ và người có công với nước, hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đã đạt được nhiều thành quả to lớn. Bằng nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể, với nhiều cách làm sáng tạo, đời sống của thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công, gia đình chính sách… ngày càng được cải thiện, từng bước được nâng cao. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ đã phát triển thành 5 chương trình lớn, có sức lan tỏa sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, công tác thương binh, liệt sĩ, thực hiện chính sách đối với người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” những năm qua vẫn còn những hạn chế, như: Việc tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách chưa thực sự sâu rộng, kịp thời; một số nội dung nghiên cứu, tham mưu đề xuất chưa bảo đảm tiến độ; trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền các cấp có mặt còn hạn chế; nguyên tắc, thủ tục giải quyết chế độ, chính sách một số nơi thiếu công khai, dân chủ; một số chế độ trợ cấp ưu đãi còn thấp; phong trào xã hội hóa chưa đáp ứng được nhu cầu của người có công với cách mạng và công tác “đền ơn đáp nghĩa”.

Thực tế trên càng đặt ra yêu cầu, trách nhiệm cao hơn đối với các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc chăm lo, hỗ trợ, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng trong những năm tới, như Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: “Thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, kết hợp với nguồn lực của Nhà nước; bảo đảm người có công có mức sống trung bình trở lên…”.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương cần thực hiện tốt hơn một số nội dung, công tác trọng tâm. Trước hết, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng và đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi người có công theo hướng bảo đảm ngày càng tốt hơn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm chăm lo công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, chu đáo các chính sách ưu đãi, không để xảy ra sai sót, tiêu cực...

Để chăm lo tốt hơn người có công và gia đình chính sách, yêu cầu hết sức quan trọng là cùng với vai trò chủ đạo của Nhà nước, cần xã hội hóa sâu rộng các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, huy động mọi nguồn lực xã hội, tiềm năng to lớn của cộng đồng, góp phần thực hiện tốt lời căn dặn của Bác Hồ: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ”.

Phong trào “đền ơn đáp nghĩa” trong giai đoạn mới cần được đẩy mạnh thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp mới, phong phú, hiệu quả; cần xác định đây là việc làm thường xuyên, liên tục, gắn với trách nhiệm và kết quả cụ thể; tránh tình trạng chạy theo thành tích, hoặc mang tính “thời vụ”... Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-1947/ 27-7-2017), thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trên cơ sở xã hội hóa sâu rộng, động viên mọi nguồn lực… nhất định chúng ta sẽ thực hiện tốt hơn nữa công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo tốt hơn người có công với cách mạng, thiết thực củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.    

<

Tin mới nhất

Hội Nông dân tỉnh - Cụm thi đua số 1 tổ chức Hội nghị đánh giá, bình xét thi đua năm 2023(08/11/2023 3:45 CH)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng triển thực hiện chỉ thị số 01 ngày...(06/11/2023 3:39 CH)

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Quan Hóa(23/11/2020 10:56 SA)

Lễ thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản lòng hồ thủy điện trên địa bàn huyện...(28/08/2020 11:21 SA)

Phú nghiêm tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025(22/05/2020 10:02 SA)

UBND Huyện họp nghe báo cáo phương án cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Quan...(10/03/2020 3:21 CH)

UBND huyện họp phiên thường kỳ tháng 1 năm 2020(07/02/2020 7:48 CH)

    °