Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
201 người đã bình chọn
583 người đang online

Tăng cường phòng trừ dịch hại trên lúa Chiêm Xuân

Đăng ngày 17 - 04 - 2017
100%

Những ngày qua, thời tiết có nhiều diễn biến tiêu cực: mưa đông xen kẽ nắng nóng, trời âm u, có sương mù về đêm và sáng sớm - điều kiện thuận lợi để sâu bệnh gây hại trên lúa chiêm xuân phát sinh. Và, thực tế, toàn huyện đã xuất hiện một số diện tích lúa nhiễm sâu bệnh. Do vậy, giải pháp tiên quyết ứng phó mà ngành Nông nghiệp huyện đề ra là tăng cường công tác phòng, trừ, chủ động chăm sóc.

Theo số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ chiêm xuân năm nay, nông dân trong huyện gieo cấy được 853 ha lúa nước. Hiện các trà lúa đang trong giai đoạn đứng cái- làm đòng. Hiện nay trên các trà lúa chiêm xuân của huyện đang xuất hiện một số loại dịch hại như: Rầu nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sau đục thân, bệnh khô vằn châu chấu, bọ xít dài… Tập trung chủ yếu trên các giống lúa Thiên ưu 8, nếp N97, Nếp ĐT 52, Nhị ưu 986 … Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng; sâu cuốn lá nhỏ mật độ thấp rải rác. Sâu đục thân bướm 2 chấm, hiện tại sâu cuối tuổi 5 chuẩn bị vào nhộng, gây héo rải rác. Chuột hại nhẹ cục bộ một số DT khô hạn, ven gò đồi. Bệnh khô vằn phát sinh hại nhẹ trên những ruộng cấy dày, bón phân không cân đối. Ngoài ra, châu chấu, bọ xít dài rải rác.

Được biết, ngay khi lúa xuất hiện dịch hại, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp tăng cường cán bộ xuống đồng kiểm tra, xác minh thực tế để đưa ra phương án hướng dẫn nông dân phòng trừ dịch hại. Mặc dù các loại bệnh gây hại vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, nhưng trên thực tế vẫn còn một bộ phận nông dân (nhất là vùng sâu, vùng xa) khi thấy sâu bệnh thì mách nhau phun thuốc trong khi chưa xác định rõ đối tượng gây hại, thậm chí sử dụng sai hoặc áng chừng liều lượng, thời điểm. Điều này dễ gây ra hiện tượng sâu kháng thuốc và nguy cơ lây lan cao.

Nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn; hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị: UBND các xã trực tiếp xuống các bản, hướng dẫn nông dân tăng cường chăm sóc lúa, bón phân cân đối để cây lúa sinh trưởng tốt. Tăng cường cán bộ xuống cơ sở kiểm tra, giám sát đồng ruộng, phát hiện kịp thời, khoanh vùng xác định phạm vi phân bố trên từng trà lúa, từng khu vực có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Trạm Bảo vệ thực vật phối hợp với UBND các xã đánh giá tình hình và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, kịp thời. Chỉ đạo cán bộ nông nghiệp xã, các bộ khuyến nông viên thôn bản thường xuyên bám sát đồng ruộng làm tốt công tác dự tính, dự báo sâu bệnh hai; tham mưu tích cực cho các địa phương biện pháp phòng trừ, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Đặc biệt là các ngành chức năng cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các địa phương; xử lý nghiêm việc kinh doanh thuốc giả, thuốc không đảm bảo chất lượng, tăng giá thuốc trong thời gian có dịch…

 Hy vọng, với những biện pháp lãnh, chỉ đạo sát sao, kịp thời của ngành Nông nghiệp, vụ lúa chiêm xuân năm nay sẽ toàn thắng./.

<

Tin mới nhất

Hội Nông dân tỉnh - Cụm thi đua số 1 tổ chức Hội nghị đánh giá, bình xét thi đua năm 2023(08/11/2023 3:45 CH)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng triển thực hiện chỉ thị số 01 ngày...(06/11/2023 3:39 CH)

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Quan Hóa(23/11/2020 10:56 SA)

Lễ thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản lòng hồ thủy điện trên địa bàn huyện...(28/08/2020 11:21 SA)

Phú nghiêm tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025(22/05/2020 10:02 SA)

UBND Huyện họp nghe báo cáo phương án cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Quan...(10/03/2020 3:21 CH)

UBND huyện họp phiên thường kỳ tháng 1 năm 2020(07/02/2020 7:48 CH)

    °